2 năm du học gian khổ và vinh quang của cô sinh viên BK – OISP

“Đã đi du học thì đừng chơi “ru rú” trong cái hội của mình, lên lớp chung, ở chung, chơi chung, nói tiếng mẹ đẻ chung. Không thể nào tạo nên sự khác biệt được”.

Bài viết của một “sư đệ” về “sư tỷ.”

Timeline

Năm 2009, “sư tỷ” vào Đại học Bách Khoa, chọn Quản trị kinh doanh làm chuyên ngành của mình.

Đầu năm 2012, “sư tỷ” chuyển tiếp sang Đại học Illinois at Springfield (Mỹ) tiếp tục chương trình 2+2.

nu-sinh-chuong-trinh-lien-ket-nhiet-huyet-voi-viec-hoc

Chân dung “sư tỷ” Nguyễn Thị Hồng Nhung

Năm 2014, “sư tỷ” trở thành một người “bận rộn” với những vị trí sau:

·         Vice President of Asian Student Organization.

·         Chair of Member relation/ Outreach of UIS SHRM (Society of Human Resource Management) Chapter.

·         Project Assistant of the International Family Enterprise Research Academy.

·         Director Assistant of UIS women’s center – part time.

·         Và sắp tới là tham gia thực hiện một Project của một giáo sư khác ở Chicago!!.

Đạt được “cơ bản” những thành tích sau:

·         Được trường UIS chọn là 1 trong nhóm 6 người tham gia cuộc thi SHRM. Đạt giải nhất toàn bang Illinois.

·         Được 3 nơi offer công việc sau Đại học.

·         Được tặng một học bổng toàn phần (Full scholarship) cho chương trình MBA (bao luôn tiền sinh hoạt).

Một bước nhảy vọt chỉ trong 2 năm. Từ một sinh viên bình thường trở thành một người “thành công.”Chặng đường đó có chông gai?

Có.

Thất bại:

·         Ngày đầu qua Mỹ, xác định sai sở trường. Lúc đầu tưởng là mình thích Finance/ Accounting nên “lao đầu” vô học à mất thời gian và tiền bạc.

(Ở bên UIS, “sư tỷ muốn học song song để lấy 2 bằng).

·         Tiếng Anh nói sai “nát bét” (theo lời sư tỷ là vậy).

Biết sai:

·         Phải thay đổi, phải chịu rèn luyện để tiếng Anh “sành sỏi” lên.

·         “Quay đầu là bờ”, xác định lại sở thích, đam mê và quyết tâm “đi theo tiếng gọi của trái tim”.

Sửa sai

·         “Không sợ sai, không sợ nhục”. Thoát ra khỏi vỏ bọc, chủ động kết bạn và giao tiếp với các người ngoại quốc. Làm việc chung, học hành chung, trò chuyện rôm rả, hễ sai là sửa. Tiếng Anh “ngọt” dần lên. Sau đó dõng dạc thuyết trình trước công chúng (đạt giải luôn!!!!).

·         Tự khẳng định mình, chu toàn mọi việc từ những chi tiết nhỏ nhất. Xung phong nhận nhiệm vụ, hoàn thành tốt việc được giao.

·         Dám từ bỏ, dám hy sinh để làm lại từ đầu sau khi xác định “duyên nợ” với HRM (Quản lý nguồn nhân lực) và quyết tâm nằm trong top 5% những người giỏi nhất lĩnh vực này.

Thành công: trở thành một người đa tài, thần tượng của bao người, kể cả “sư đệ” đang viết bài này 🙂

1621769 10202639904174429_451551074_n

Nhóm đạt giải nhất cuộc thi SHRM của “sư tỷ” – “sư tỷ” là người đứng ở “trung tâm”.

Chị có cách nào để em “noi gương” chị không?

Một lời khuyên chân thành duy nhất thôi “Dare to step out of safe zone” (dám bước ra khỏi vùng an toàn).

·         Đã đi du học thì đừng chơi “ru rú” trong cái hội của mình, lên lớp chung, ở chung, chơi chung, nói tiếng mẹ đẻ chung. Không thể nào tạo nên sự khác biệt được.

·         Chỉ có kết bạn, giao thiệp với người nước ngoài càng nhiều càng tốt mới tạo được thế đứng của mình trong trường và trong lòng mọi người.

·         Chắp nhặt những cơ hội dù là nhỏ nhất, “kiến tha lâu cũng đầy tổ” mà và cố làm cho thật tốt để tích cóp kinh nghiệm cho những việc sau.

·         Một lần nữa “không sợ sai”, “không sợ nhục”, dám chấp nhận khuyết điểm nhưng phải biết sửa sai đấy.

·         Nên ở kí túc xá trong campus, hơi mắc một chút nhưng khả năng thành công và được công nhận cao hơn hẳn.

Còn việc học tập trên lớp?

Y chang mọi người thôi, tìm hiểu trước tài liệu ở nhà, tìm hiểu thêm lung tung, lên lớp “thể hiện” cho tốt. Xong ^^.

 

“Sư tỷ” của tôi đó là chị Nguyễn Thị Hồng Nhung, sinh viên đại học Bách Khoa chương trình Liên kết quốc tế, khóa k09, ngành Quản trị Kinh doanh.

Cảm ơn sư tỷ đã chia sẻ, tâm tình với “tiểu đệ” và các độc giả về những trải nghiệm của mình nơi phương xa nhé.

 

Khánh Nhân

Bài trước

Bài tiếp