Câu hỏi thường gặp

Câu hỏi liên quan về điều kiện chuyển tiếp:

1. Nếu sinh viên thiếu tín chỉ (nợ môn) có qua Trường đối tác trả được hay không?

Tùy vào Trường, nếu sinh viên thiếu tín chỉ có thể trả nợ ở Trường đối tác tuy nhiên học phí sẽ rất cao nếu trả nợ bên Trường đối tác.

2. Sinh viên nợ môn Giáo dục thể chất thì có thể trả nợ môn bên Trường đối tác được hay không? Nếu không trả nợ bên đối tác được thì trả nợ môn tại Bách Khoa như thế nào?

Môn giáo dục Thể chất là môn bắt buộc tại Trường Đại học Bách khoa, Sinh viên có thể đăng ký trả nợ môn tại Bách khoa (Liên hệ BP học vụ P.505 để đăng ký học lại)

3. Các SV đã hoàn tất chương trình học nhưng chưa đủ chuẩn tiếng Anh thì có thể chuyển tiếp không?

Sinh viên có thể chuyển tiếp. SV sẽ đăng ký học tiếng Anh ở Trường đối tác, thời gian học tùy thuộc vào trình độ tiếng Anh của sinh viên (ít nhất phải đạt IELTS 5.0)


Câu hỏi liên quan về thủ tục xin thư nhập học tại trường đối tác:

1. Tiền đặt cọc cho Trường đối tác sau khi sinh viên chuyển tiếp có được hoàn trả lại hay không?

Tiền đặt cọc sẽ được trừ vào học phí của học kỳ đầu tiên.

2. Học phí của trường có bao gồm phí ăn ở không?

Học phí không bao gồm chi phí ăn ở.

3. Cách đóng học phí và chuyển tiền như thế nào?

Sau khi SV nhận được Thư mời nhập học (Offer letter) của Trường đối tác. Trên thư mời nhập học sẽ có số tiền đặt cọc và tài khoản chuyển tiền. Phụ huynh sẽ chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản của trường đối tác.

4. Tiền đặt cọc học phí gửi qua Trường đối tác thì gửi bằng tiền ngoại tệ hay tiền Việt?

Phụ huynh nên chuyển bằng tiền Việt, ngân hàng sẽ tự chuyển qua ngoại tệ sang Trường đối tác. Không nên chuyển trực tiếp bằng ngoại tệ vì phí chuyển ngoại tệ sẽ rất cao.

5. SV nếu muốn chuyển tiếp vào trường không phải là trường đối tác thì có được không?

Có thể. Tuy nhiên tùy trường sẽ xét số tín chỉ được chuyển tiếp khác nhau. Trường Bách Khoa sẽ hỗ trợ chuyển bảng điểm đến trường mà SV dự định học.


Câu hỏi liên quan đến thủ tục giấy tờ xin Visa:

1. Thủ tục chứng minh tài chính: có cần chuyển khoản cho SV đứng tên hay không?

  • Mỹ: Không cần. Phụ huynh có thể đứng tên tài khoản, chỉ cần xác nhận số dư tài khoản của bố/mẹ ít nhất là 40,000 USD
  • Nhật: Không cần. Phụ huynh có thể đứng tên tài khoản, chỉ cần xác nhận số dư tài khoản của bố/mẹ ít nhất là 400,000,000 VNĐ
  • Úc: Không cần Chứng minh tài chính.

2. Sơ yếu lý lịch có cần phải làm lý lịch tư pháp không?

Úc: Không cần, sơ yếu lý lịch theo mẫu và công chứng ở địa phương là được. Mỹ không cần sơ yếu lí lịch.

3. Visa có thời hạn 2 năm thì nếu Sinh viên còn nợ môn bên Trường đối tác thì xin gia hạn Visa như thế nào?

Sinh viên nếu hết thời hạn Visa thì liên hệ lãnh sự quán Úc/ Mỹ/ Nhật hoặc các cơ quan có thẩm quyền để xin gia hạn Visa.


Câu hỏi khác:

1. SV có được làm thêm hay không?

  • Mỹ: SV không được làm thêm, chỉ có thể làm thêm trong trường.
  • Úc:  Chính phủ Úc quy định giờ làm thêm của sinh viên tối đa là 40 giờ/ 2Tuần
  • Nhật: Chính phủ Úc quy định giờ làm thêm của sinh viên tối đa là 28 giờ/ Tuần

2. Trường có hỗ trợ SV chuyển tiếp không?

Trường hỗ trợ đưa đón, vé máy bay, đăng ký ký túc xá/ homestay. Khi sinh viên chuyển tiếp, trường đối tác sẽ tổ chức buổi định hướng cho sinh viên (Orientation): hướng dẫn các dịch vụ hỗ trợ của Trường, cách đăng ký môn học và các dịch vụ hỗ trợ khác.

Tiền sinh hoạt phí sẽ chuyển như thế nào?

Khi có visa, sinh viên sẽ mang visa ra ngân hàng để làm tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng. Tuy nhiên chỉ chuyển tối đa 30.000$/năm. Nên phụ huynh chỉ nên chuyển tiền sinh hoạt phí, không chuyển tiền đóng học phí. Tiền đóng học phí nên chuyển vào tài khoản của trường từ Việt Nam.

3. Phụ huynh muốn cùng sinh viên sang Úc/ Mỹ/ Nhật có được không? Trường có hỗ trợ làm Visa không?

Phụ huynh có thể làm visa du lịch để đi cùng phụ huynh nhưng không thể ở lại trong 2 năm cùng SV. Văn phòng sẽ hỗ trợ thủ tục xin Visa cho Phụ huynh.

4. Sinh viên có cần bảo hiểm khi đi du học không?

  • Úc: Bảo hiểm (OSHC) có hiệu lực trong thời gian sinh viên du học tại Úc. Khi nhà trường gửi giấy báo nhập học thì có thông báo đóng bảo hiểm là bao nhiêu (đóng luôn cho 2 năm học tại Úc: bao gồm cấp thuốc và khám bệnh).
  • Mỹ: Lãnh sự quán không yêu cầu sinh viên phải có bảo hiểm y tế mới xem xét cấp visa. Tuy nhiên, các trường học tại Mỹ đều yêu cầu sinh viên phải chích ngừa ít nhất 3 mũi: Sởi, quai bị, rubella

Hầu như các trường đại học đều yêu cầu sinh viên mua bảo hiểm sức khoẻ khi nhập học chính quy

Bài trước

Bài tiếp