Học kinh doanh tại trường kỹ thuật có gì hay?

Sao phải học Quản trị Kinh doanh trong một trường về Kinh tế? Học Quản trị tại một trường chuyên về Kỹ thuật như Bách khoa bạn cũng sẽ nhận được nhiều trải nghiệm và cơ hội thú vị.

“Tới giờ phút này thì mình khẳng định OISP là lựa chọn chuẩn-không-cần-chỉnh” là lời bọc bạch chân thành từ nước Mỹ xa xôi của anh Khánh Nhân, cựu Sinh viên chương trình Liên kết Quốc tế ngành Quản trị Kinh doanh K12 khi được hỏi về những trải nghiệm học Kinh tế – Quản trị trong một trường Kỹ thuật lâu đời như Bách khoa của anh khi tham gia CT LKQT. 

Cùng xem những trải nghiệm của anh Nhân sau 4 năm tham gia chương trình nhé!

Sao phải học Quản trị Kinh doanh trong một trường về Kinh tế? Học Quản trị tại một trường chuyên về Kỹ thuật như Bách khoa bạn cũng sẽ nhận được nhiều trải nghiệm và cơ hội thú vị.

“Tới giờ phút này thì mình khẳng định OISP là lựa chọn chuẩn-không-cần-chỉnh” là lời bọc bạch chân thành từ nước Mỹ xa xôi của anh Khánh Nhân, cựu Sinh viên chương trình Liên kết Quốc tế ngành Quản trị Kinh doanh K12 khi được hỏi về những trải nghiệm học Kinh tế – Quản trị trong một trường Kỹ thuật lâu đời như Bách khoa của anh khi tham gia CT LKQT. 

Cùng xem những trải nghiệm của anh Nhân sau 4 năm tham gia chương trình nhé!

Lê khánh nhân cựu sinh viên liên kết quốc tế 06

Anh Lê Khánh Nhân, cựu sinh viên ngành QTKD chương trình Liên kết Quốc tế, Trường Đại học Illinois Springfield, Mỹ

*Chào anh Nhân, anh giới thiệu một chút về mình nha

Chào Thư, mình là Lê Khánh Nhân – cựu sinh viên chương trình Liên kết Quốc tế ngành Quản trị Kinh doanh (QTKD) khóa 2012. Đầu 2015, mình chuyển tiếp sang Trường Đại học Illinois Springfield (University of Illinois at Springfield, UIS) của Mỹ để hoàn tất 2 năm cuối của chương trình. Vào 5/2017, mình tốt nghiệp Cử nhân QTKD ở UIS. Sau đó, vì may mắn mình nhận được học bổng Thạc sĩ (MBA) toàn phần của trường. Học kì hè 2019 là học kì cuối cùng của mình ở ĐH Illinois Springfield (UIS).

*Trước đây, lý do nào để anh quyết định lựa chọn Văn phòng Đào tạo Quốc tế làm nơi gửi gắm những năm Đại học (ĐH) của mình?

Từ cấp III, mình đã luôn mong muốn tìm kiếm các cơ hội du học sang các nước phát triển để tiếp thu những kiến thức mới mẻ trong lĩnh vực Kinh tế – Quản trị, đồng thời để có thêm những trải nghiệm về thế giới bên ngoài, đặc biệt là nước Mỹ. Nhưng thời điểm đó, mình gặp một số trở ngại như trình độ tiếng Anh chưa cao, kỹ năng sống tự lập chưa nhiều. Hơn nữa, học phí bốn năm của các trường ĐH ở Mỹ khá nặng nên mình và gia đình cũng phân vân khá nhiều. May mắn là trước khi thi ĐH, mình biết đến chương trình Liên kết Quốc tế (LKQT) của Văn phòng Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Bách khoa (OISP)

Sau khi kham khảo kỹ về chương trình mình quyết định chọn OISP vì nhiều lý do. Đầu tiên, chương trình Pre-University giúp mình nâng cao trình độ tiếng Anh và kỹ năng mềm (Softskills). Thêm vào đó, hai năm học đại cương ở Bách khoa (BK) còn giúp mình tiết kiệm rất nhiều chi phí so với việc học hoàn toàn bốn năm tại Mỹ. Quan trọng hơn hết, trong hai năm học tại BK, tất cả các môn học đều được giảng dạy 100% bằng tiếng Anh giúp mình có dịp trau dồi Anh ngữ hơn nữa.

Tóm lại, cho tới giờ phút này thì mình khẳng định OISP là lựa chọn “chuẩn không cần chỉnh”

Lê khánh nhân cựu sinh viên liên kết quốc tế 02

Nhân và các SV Illinois trong lần gặp gỡ và trao đổi với thống đốc Bang Illinois, Mỹ

*Là một trong những lứa sinh viên đời đầu, anh Nhân có gặp phải những vấn đề hay khó khăn khi tham gia chương trình không?

Thực ra thì mình cũng không phải đời đầu lắm vì trước K12 đã có K09, K10 và K11 rồi nên mình cũng học tập được khá nhiều kinh nghiệm của các tiền bối đi trước. Khoảng thời gian hai năm đầu ở OISP không có nhiều trở ngại lắm vì chất lượng đào tạo rất tốt.

Mặc dù Bách Khoa là trường chuyên về các ngành kĩ thuật nhưng không thể vì vậy mà đánh giá thấp các ngành đào tạo khác. Cụ thể là các thầy/cô ở khoa Quản lý Công nghiệp đã truyền đạt cho lớp QTKD-K12 của mình rất nhiều kiến thức kinh tế hữu ích và thực tế. 

Vì các lớp đều được giảng dạy bằng tiếng Anh nên khi chuyển tiếp sang các trường đại học ở Mỹ, mình đã bắt nhịp vào chương trình học ở bên đó khá nhanh.

Lê khánh nhân cựu sinh viên liên kết quốc tế 03

Bằng tốt nghiệp Cử nhân Quản trị Kinh Doanh do Trường Đại học Illinois Springfield, Mỹ cấp

*Hai năm học tại UIS trôi qua như thế nào? Anh mất bao lâu để thích nghi với môi trường sống và học tập mới, những ngày đầu vừa qua?

Thời gian đầu khi mới chuyển tiếp sang UIS, mình và các bạn cùng chuyển tiếp gặp khá nhiều khó khăn, đặc biệt là khả năng ngôn ngữ. 

Có một điều mà mình tự rút ra sau khoảng thời gian đó là tiếng Anh mình đã học trong sách vở chỉ có thể giúp mình theo kịp bài trong lớp, còn trong những cuộc trò chuyện thường nhật (Small-talk) với người Mỹ thì mình bó tay vì họ nói rất nhanh và ngữ điệu (Accent) của họ rất khác so với những gì mình đã học ở Việt Nam.

Để khắc phục chuyện này thì chỉ có một cách là mình phải tích cực giao tiếp với họ, không hiểu gì cũng cứ lăn xả vào bắt chuyện, vì người Mỹ họ cũng thông cảm và sẵn sàng lặp lại cho mình những điều họ vừa nói. Hơn nữa điều đó cũng giúp mình hiểu hơn về sự khác biệt văn hóa, lối sống giữa các dân tộc bên đấy. Ngày xưa thì mình hơi nhát nên mình cũng ngại giao tiếp với người Mỹ vì không hiểu họ nói gì cả, nhưng mình chủ động giao tiếp với các sinh viên quốc tế từ các nước khác như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các bạn từ châu Phi. Khi khả năng nghe nói của mình khá hơn, mình bắt chuyện với các sinh viên Mỹ gốc Á vì dù sao accent của họ cũng giống mình hơn. Sau khoảng một học kì thì mình có thể tự tin giao tiếp với hầu hết tất cả mọi người.

Lê khánh nhân cựu sinh viên liên kết quốc tế 01

Nhân cùng các tân thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Illinois Springfield, Mỹ tại lễ tốt nghiệp 05/2019

Lê khánh nhân cựu sinh viên liên kết quốc tế 05

Nhân cùng các tân cử nhân Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Illinois Springfield, Mỹ tại lễ tốt nghiệp 05/2017

*Tìm kiếm học bổng để học lên Thạc sĩ (MBA) có nằm trong kế hoạch trước đó của anh không? Anh chia sẻ một chút về quyết định này nha

Thực ra, mình còn một học kì nữa mới tốt nghiệp MBA. Lễ tốt nghiệp vừa rồi là lễ sớm vì một năm trường chỉ làm lễ một lần, nên trường sắp xếp cho mình dự lễ luôn vào học kì mùa xuân vào tháng 5.

Việc học tiếp lên thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) thực ra không nằm trong kế hoạch ban đầu của mình vì mình dự định sẽ đi thực tập sau khi tốt nghiệp cử nhân. Nhưng sau đó mình may mắn nhận được học bổng toàn phần của Đại học Illinois Springfield (UIS).

Chương trình cấp học bổng của trường gọi là Graduate Public Service Intern (GPSI), SV có bằng cử nhân nếu muốn học tiếp lên thạc sĩ ở UIS sẽ được nộp hồ sơ cho các nhà tuyển dụng. Những nhà tuyển dụng này chính là các cơ quan hành chính của tiểu bang Illinois và họ đều có trụ sở ở thành phố Springfield. Mình được sự động viên của các anh chị đi trước đã đăng ký và may mắn được nhận làm ở Illinois Department of Financial and Professional Regulation (gọi tắt là Sở Tài chính, bang Illinois). Vì vậy mình quyết định học tiếp luôn bằng MBA.

*Một trong những vấn đề mà các bạn SV khi du học rất thắc mắc đó là vấn đề xin việc và ở lại làm việc sau tốt nghiệp, cá nhân anh thấy việc này như thế nào? Liệu có nhiều cơ hội cho sinh viên Việt Nam của mình không?

Theo kinh nghiệm của mình thì cơ hội việc làm cho sinh viên quốc tế ở Mỹ rất nhiều, không chỉ riêng sau tốt nghiệp. Thực chất ĐH Illinois Springfield luôn tạo điều kiện cho sinh viên quốc tế được làm việc theo dạng student worker, nghĩa là sinh viên chỉ được phép làm việc trong trường và được trả lương tối thiểu.

Hầu hết các bạn sinh viên chuyển tiếp từ OISP sang UIS, bao gồm cả mình đều xin làm student worker ở nhiều vị trí khác nhau trong trường như thư viện, phòng gym, canteen, và trong các bộ phận khác. Các chương trình như GPSIGraduate Assistant cũng là những sự lựa chọn để sinh viên tích lũy thêm kinh nghiệm và làm cho CV thêm rực rỡ.

Sau tốt nghiệp, sinh viên có thể nộp đơn đăng ký làm OPT (Optional Practice Training) để thực tập ở các công ty từ 1-2 năm tùy theo ngành học. Bộ phận quản lý sinh viên quốc tế sẽ luôn tận tình giúp đỡ sinh viên trong quá trình đăng ký đó. Sau đó, nếu sinh viên nào làm việc tốt thì công ty có thể tài trợ để bạn đó được ở lại lâu dài.

Cơ hội để sinh viên Việt Nam được tài trợ ở lại là rất khó nhưng không phải là không có khả năng.

Lê khánh nhân cựu sinh viên liên kết quốc tế 04

Khánh Nhân tại buổi tốt nghiệp Cử nhân Quản trị Kinh Doanh 05/2017

*Cuối cùng, anh Nhân hãy chia sẻ một vài kinh nghiệm để học và sống tốt khi đi du học với các bạn OISPer sắp chuyển tiếp trong đợt sắp tới nhen!

Theo mình, các bạn chỉ cần lưu ý một vài vấn đề sau.

Thứ nhất, các bạn nên tăng cường khả năng tiếng Anh càng nhiều càng tốt khi còn đang học tại BK. Khi mới chuyển tiếp chắc chắn sẽ bị bỡ ngỡ nhưng vốn tiếng Anh tích lũy ở Việt Nam sẽ rút ngắn thời gian thích nghi và giúp các bạn theo kịp bài trên lớp. Sau khi chuyển tiếp rồi thì điều quan trọng nhất là phải học thật chăm để kết quả học tập thật tốt vì điểm trung bình GPA đóng vai trò rất quan trọng khi các bạn xin việc sau này (dù là ở nước ngoài hay là ở Việt Nam).

Tuy vậy, các bạn cũng nên cân bằng giữa việc học và sinh hoạt, dành thời gian để ra ngoài giao tiếp với mọi người và xây dựng các mối quan hệ trong cộng đồng để nâng cao hiểu biết về nơi chốn và cách sống của những người bản địa nơi mà các bạn du học. Những mối quan hệ này sẽ rất hữu ích trong quá trình xin việc của các bạn sau tốt nghiệp. Điều cuối cùng, là khi ở ghép bên ngoài hay trong ký túc xá của trường, các bạn nên chủ động tìm hiểu và trao đổi với roommate về lối sống, sinh hoạt, ăn uống, giờ giấc… để tránh bị sốc văn hóa vì roommate của các bạn có thể đến từ một nền văn hóa khác hẳn với văn hóa Việt Nam của chúng ta.

Mình hy vọng với một vài chia sẻ sau, các bạn sẽ có những năm tháng du học thật tốt và thành công tại Đại học đối tác.

LÝ LỊCH TRÍCH XÉO

LÊ KHÁNH NHÂN

– Cựu SV ngành Quản trị Kinh doanh K2012, chương trình Liên kết Quốc tế, Trường ĐH Bách Khoa

– Cử nhân ngành Quản trị Kinh Doanh K2012, Trường Đại học  Illinois Springfield (UIS, Mỹ)

–  Thành tích:

  • Ba lần nhận học bổng học tập của BK-OISP
  • Đạt học bổng Giao lưu SV Quốc tế của Trường ĐH Công nghệ Toyohashi (Nhật Bản)
  • Đạt học bổng toàn phần Thạc sĩ của Trường Đại học Illinois Springfield (UIS, Mỹ)

Bài: ANH THƯ – Hình: KHÁNH NHÂN

 

 

Bài trước

Bài tiếp